Bà Triệu – đường phố lớn và đẹp nhất ở Hà Nội?

Phố Bà Triệu được mang tên một nữ anh hùng dân tộc đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào những năm 247-248. Phố Bà Triệu là một trong những đường phố lớn và đẹp nhất ở Hà Nội với chiều dài 1.900m thuộc hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng . Phố nguyên là phần đất của các thôn: Vũ Thạch, Phúc Lâm, Phục Cổ, Hồi Mỹ, Thể Giao và Long Hồ (thuộc tổng Tả Nghiêm, sau đổi là tổng Kim Liên), huyện thọ Xương cũ. Trước đây, phần phía Bắc phố (đoạn đầu phố) còn có tên là Hàng Giò; từ ngã tư Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du có tên là Hàng Kèn. Thời Pháp thuộc dãy phố này là hai phố: Phố Gia Long (từ Hàng Khay đến Nguyễn Du) và phố Lê Lợi (đoạn còn lại). Sau cách mạng Tháng 8-1945, Nhà nước ta đổi tên phố Gia Long thành phố Mai Hắc Đế, phố Lê Lợi thành phố Bà Triệu. Thời gian Thực dân Pháp tạm chiếm, phố Mai Hắc Đế được đổi lại là phố Gia Long. Từ hòa bình lập lại (năm 1954), Nhà nước ta đã nhập hai phố Gia Long và Lê Lợi thành phố mang tên Bà Triệu. Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, số nhà 18 phố Bà Triệu là nơi hội họp của một số đảng viên Cộng sản; số nhà 21 là trụ sở Ban liên lạc Việt-Pháp, một cơ quan có nhiệm vụ điều hòa mối quan hệ giữa quân đội Pháp và bộ đội ta. Phố Bà Triệu có các di tích được xếp hạng như: đình, đền, chùa làng Vũ Thạch (nay là số nhà 13A, 13B), chùa Chân Tiên (số nhà 151) và chùa Vân (số nhà 312). Nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của thành phố, có mật độ lưu thông rất lớn, phố Bà Triệu đã trở thành tuyến phố sầm uất bậc nhất ở Hà Nội với nhiều cửa hàng, cửa hiệu lớn và buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau, nổi bật là Trung tâm thương mại Vincom Tower. Về Bà Triệu- Nữ anh hùng dân tộc Việt Nam Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, sinh năm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình hào trưởng. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Khoảng giữa năm 247, Triệu Thị Trinh đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống quân thống trị nhà Ngô và lập căn cứ Bồ Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà đã nổi tiếng với câu nói còn vang vọng mãi: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta". Trong một trận đánh với giặc Ngô, bà không chịu được chiến thuật đê hèn nên đã rút về núi Tùng, tuẫn tiết ở tuổi 23. Bà Triệu mất năm 248. Đền thờ và Lăng Bà hiện được xây dựng tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), cách Hà Nội 137km. Hàng năm, từ ngày 19 đến 24 tháng 2 âm lịch, người dân trong vùng tổ chức tế giỗ bà để tưởng nhớ về người nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Kiểm tra

mẹt gà

10 món ăn ngon nhất Hà Nội qua góc nhìn người nước ngoài

10 món ăn ngon nhất hà nội qua góc nhìn người nước ngoài chúng tôi ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *