- Đình Kim Ngân thờ tổ sư nghề kim hoàn.
- Đình Trương Thị thờ tổ sư nghề kim hoàn
- Đình Lò Rèn thờ tổ sư nghề rèn.
- Đình Hài Tượng thờ tổ sư nghề giày.
- Đình Hàng Quạt (Xuân Phiến Thị) thờ tổ sư nghề quạt.
- Đình Thuận Mỹ, đình Hà Vĩ thờ tổ sư nghề sơn.
- Đình Hoa Lộc Thị thờ tổ sư nghề nhuộm.
- Đình Tú Thị thờ tổ sư nghề thêu.
- Đình Kiếm Hồ thờ tổ sư nghề vôi.
- Đình Tranh Lâu thờ tổ sư nghề mộc.
- Đình Nhị Khê thờ tổ sư nghề tiện.
- Đình Phúc Hậu thờ tổ sư nghề gương.
- Đình Hàng Thiếc thờ tổ sư nghề thiếc.
(Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng khu vực Phố cổ Hà Nội có hai quán là Đồng Thiên Quán và Huyền Thiên Cổ Quán. Đông Thiên Quán (nay là khu vực ngõ Tạm Thương - An Thái) có người cho đó là ngôi đình Yên Thái (8 Tạm Thương), có người cho là ngôi chùa Kim Cổ ở 73 Đường Thành.
Quán Huyền Thiên (54 Hàng Khoai) có mặt sớm trên đất Thăng Long . Quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ- một nhân vật trong thần điện của đạo lão vào nước ta từ sớm. Trong quy hoạch đô thị cổ thì đây là vị thần trấn ở phía Bắc. Huyền Thiên là một quán nổi tiếng và cổ nhất kinh thành Thăng Long.)
6. Hội Quán:
Trong khu phố cổ Hà Nội hiện còn 2 hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông, phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm của sinh hoạt cộng động của những người cùng quê.
Hội quán thường là một công trình kiến trúc có qui mô lớn gồm cổng lớn ở phía trước, tiếp đến là một khoảng sân rộng, sau đó là phương đình, nơi diễn ra các nghi lễ, rồi đến chính tẩm - lớn nhất trong tổng thể kiến trúc Hội quán.
Kết cấu khung gỗ và bộ mái của Hội quán thay đổi theo thời gian nhưng thường khá ổn định ở tường gạch chịu lực và ngói lợp. Khung gỗ được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Mái được trang trí đắp nổi hình động vật hoặc ghép những mảnh sứ tráng men nhiều mầu.
Hội quán Phúc Kiến (40- Lãn Ông) được lập do cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến sinh sống và làm ăn buôn bán ở Thăng Long. Cộng đồng này định cư và hưng thịnh quanh khu vực Lãn Ông là khu vực thuộc Hoàng Thành của Thăng Long thời Lê bị nhà Nguyễn phá để xây dựng thành Hà Nội có quy mô nhỏ hơn trước. Hội quán được dựng lên để thờ Thiên Hậu - một trong những vị thần quan trọng thần điện của người Trung Quốc. Thiên Hậu cũng gọi là Thiên Thượng thánh mẫu, việc thờ phụng nữ thần này có nguồn gốc từ Phúc Kiến vào cuối thế kỷ XI và lan đi khắp Trung Quốc trong thế kỷ sau đó (xem phụ lục 7).
Hội quán Quảng Đông (22- Hàng Buồm) thờ Quan Vân Trường - đây là nhân vật nổi tiếng về trung nghĩa sống ở thời Tam quốc. Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ca ngợi: “Vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công”. Cộng đồng người Quảng Đông được triều đình Lê - Trịnh cho định cư ở phường Hà Khẩu sau khi nhà Thanh ở Mãn Châu thôn tính nhà Minh ở Trung nguyên.
7. Nhà thờ họ
Trong phố cổ Hà Nội hiện nay, chúng tôi mới chỉ thống kê được vài nhà thờ họ. Loại hình di tích này không có nhiều.
Nhà thờ họ thường có hai loại mặt bằng: Loại 1: Giống kiểu nhà ống với nhiều nếp nhà thấp kế tiếp nhau qua khoảng sân hẹp. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú chuyển thành nhà thờ chung của dòng họ.
9. Miếu:
Miếu là nơi thờ thần và Thành hoàng. Hiện nay trong khu vực Phố cổ Hà Nội hầu như không còn tồn tại miếu thờ.
10. Di tích cách mạng kháng chiến :
Chia làm 3 thời kỳ :
- Thời trước cách mạng (trước 1930) : Bao gồm một số điạ điểm cơ sở nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật.
- Thời kỳ từ 1930 đến 1945 : Bao gồm trụ sở một số báo như Tin Lành, báo Lao Động, báo Nhân Dân, báo Tin Tức, trong đó trụ sở báo Tin Tức - 105 (Phùng Hưng) đã được xếp hạng; Một số cơ sở nuôi giấu cán bộ và đặc biệt là ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam (hồ sơ di tích cách mạng kháng chiến 105 Phùng Hưng , 48 Hàng Ngang) ( đã được xếp hạng ).
- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) : Nhiều địa chỉ di tích trong giai đoạn này. Khu vực Phố cổ cũng là mặt trận chủ yếu của Liên khu I trong thời kỳ chống Pháp. Đó là ngôi nhà 86 Hàng Bạc - trụ sở của Trung đoàn Thủ Đô, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da ... và cả những đình, chùa trong khu vực này cũng được dùng làm trụ sở cho kháng chiến như chùa Cầu Đông, chùa Vĩnh Trù, quán Huyền Thiên ... Một số phần thuộc liên khu II, với nhiều địa điểm kháng chiến đáng ghi nhớ như trụ sở Bộ quốc phòng, trụ sở nữ tự vệ chiến đấu Thành Hoàng Diệu.
11. Di tích kiến trúc thành luỹ:
Duy nhất có một - đó là Ô Quan Chưởng ( đã được xếp hạng ).
Trong số các di tích kiến trúc tôn giáo hiện còn, có tới gần tới 80% di tích có hiện tượng vi phạm trong đó bao gồm cả những di tích đã được xếp hạng, gần 70% di tích xuống cấp, cần tu sửa tôn tạo. Một số di tích có hiện trạng bảo quản khá tốt như đền Bạch Mã, đình Yên Thái, nhà 48 Hàng Ngang, số còn lại ở trong tình trạng xuống cấp . Hiện trạng phổ biến là sự chiếm dụng đất hoặc kiến trúc chính của di tích để ở. Di tích có hiện trạng vi phạm nặng là đình Kim Ngân (36 hộ), quán Huyền Thiên (14 hộ), chùa Vĩnh Trù (6 hộ), chùa Thái Cam (4 hộ), nhà 105 Phùng Hưng (6 hộ), chùa Cầu Đông (đã giải toả 2 hộ). Các hộ dân ở đây hoặc có hợp đồng nhà với Xí nghiệp kinh doanh nhà Hoàn Kiếm, hoặc là do người trụ trì đưa vào để ở từ trước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bổ sung thêm một số công trình di tích tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử cách mạng.
Danh dách các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn giáo tín ngưỡng,di tích lịch sử cách mạng
Bao gồm 128 công trình (trong đó có 15 công trình đã được xếp hạng) bao gồm các loại hình: đình, đền, chùa, miếu, quán, nhà thờ họ, hội quán, di tích lịch sử cách mạng. Nguồn tư liệu như sau :
- Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội.
- Phòng Văn hoá Thông tin quận Hoàn Kiếm (danh mục di tích quận Hoàn Kiếm)
- Danh sách các công trình Di tích lịch sử văn hoá tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận (ban hành kèm theo Quyết định số 45/ 1999/QĐ-UB ngày 04/6/1999 của UBND thành phố Hà Nội).
- Từ báo chí, thông tin từ người dân, tại các công trình di tích (bia, văn bản…).