hà nội http://gochanoi.com.vn Ăn ngon, ngồi đẹp, giá vỉa hè Sat, 23 Sep 2023 02:23:52 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.4.30 Hà Nội tháng 3, mùa hoa Bưởi đã về http://gochanoi.com.vn/ha-noi-thang-3-mua-hoa-buoi-da-ve.html http://gochanoi.com.vn/ha-noi-thang-3-mua-hoa-buoi-da-ve.html#respond Thu, 10 Mar 2016 21:17:01 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=1438 Cũng đến lúc rồi, những búp hoa bưởi trắng ngần với hương thơm thoang thoảng ấy lại rong ruổi khắp con phố Hà Thành tháng 3. Thôi nào, dù Hà Nội đang trong những ngày ẩm ướt khá là phiền, kèm theo không khí lạnh có vẻ như là của đợt gió mùa cuối cùng ...

The post Hà Nội tháng 3, mùa hoa Bưởi đã về appeared first on .

]]>
Cũng đến lúc rồi, những búp hoa bưởi trắng ngần với hương thơm thoang thoảng ấy lại rong ruổi khắp con phố Hà Thành tháng 3.

Thôi nào, dù Hà Nội đang trong những ngày ẩm ướt khá là phiền, kèm theo không khí lạnh có vẻ như là của đợt gió mùa cuối cùng trước lúc sang hè, thì dù gì đi trên đường những ngày này cũng có chút niềm vui nho nhỏ. Thứ niềm vui này đánh thức khứu giác từ xa, rồi khiến thị giác phải đảo quanh, tìm kiếm; trông thấy rồi thì đành phải ngó nghiêng và mỉm cười một cái, nếu như không vội thì kiểu gì cũng phải dừng xe lại để mua... niềm vui về nhà.

Niềm vui này có giá tầm 25k/ lạng, màu trắng ngần, giản dị và bắt mắt, thơm thật thơm và có tên là hoa bưởi của tháng 3.

Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 1.
Ở Hà Nội tầm 1 tuần gì đó đổ lại đây, đi qua khu chợ Đông Tác hay đường Ô CHỢ DỪA, kiểu gì bạn cũng sẽ gặp những chiếc xe dựng bên đường chở đầy hoa bưởi. Hoa bưởi được ngắt xuống cây còn nguyên chùm lá xanh dịu dàng mà e ấp. Cái thứ hoa trắng muốt, búp tròn ú ụ rõ xinh, nhuỵ vàng xen giữa đầy những phấn, thơm thật là thơm đến nỗi ai đi qua cũng phải hít hà cho đầy lồng ngực. Hoa bưởi dân dã mà thôn quê, nằm im sau những chiếc xe cọc cạch, cũ kỹ chờ người đến đón. Rồi thì các bà, các mẹ sẽ mua hoa bưởi về đặt lên bàn thờ gia tiên, để nấu chè hay pha nước gội đầu cho tóc thơm thoang thoảng. Nhưng em gái yêu bình yên và thích những điều giản dị, hẳn cũng sẽ mua hoa bưởi về để rồi ngắm, rồi say cái vẻ đẹp dịu dàng mà thuần khiết kia.
Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 2.

 Những chiếc xe chở đầy hoa bưởi ở phố Đông Tác, Ô CHỢ DỪA

Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 3.
Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 4.

 Những búp bưởi trắng ngần thơm cả một con phố.

Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 5.
Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 6.

 Hoa bưởi được bán trên phố với giá 20-25k/ lạng.

Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 7.
Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 8.

 Một chiếc xe chở đầy bình yên mang màu trắng ngần...

Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 9.
Hà Nội tháng 3, có hương hoa bưởi thoang thoảng thơm trong gió... - Ảnh 10.

 Đây là Hà Nội, u ám, phiền muộn mà rất thanh khiết của những ngày tháng 3...

The post Hà Nội tháng 3, mùa hoa Bưởi đã về appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/ha-noi-thang-3-mua-hoa-buoi-da-ve.html/feed 0
Liên hệ http://gochanoi.com.vn/1146.html http://gochanoi.com.vn/1146.html#respond Fri, 01 May 2015 03:19:24 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=1146 +Góc Hà Nội 259 Tô Hiệu, Cầu Giấy vui lòng liên hệ số điện thoại : 0942.258.259 https://www.facebook.com/gochanoi.com.vn www.gochanoi.com.vn

The post Liên hệ appeared first on .

]]>

+Góc Hà Nội 259 Tô Hiệu, Cầu Giấy vui lòng liên hệ số điện thoại : 0942.258.259

https://www.facebook.com/gochanoi.com.vn

www.gochanoi.com.vn

The post Liên hệ appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/1146.html/feed 0
Phim ngắn giới thiệu về du lịch Hà Nội http://gochanoi.com.vn/phim-ngan-gioi-thieu-ve-du-lich-ha-noi.html http://gochanoi.com.vn/phim-ngan-gioi-thieu-ve-du-lich-ha-noi.html#respond Sat, 14 Feb 2015 06:30:47 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=1023 The post Phim ngắn giới thiệu về du lịch Hà Nội appeared first on .

]]>

The post Phim ngắn giới thiệu về du lịch Hà Nội appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/phim-ngan-gioi-thieu-ve-du-lich-ha-noi.html/feed 0
Những chiếc cổng làng trên phố Thụy Khuê http://gochanoi.com.vn/nhung-chiec-cong-lang-tren-pho-thuy-khue.html http://gochanoi.com.vn/nhung-chiec-cong-lang-tren-pho-thuy-khue.html#respond Sat, 14 Feb 2015 05:39:41 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=993 Nằm về phía nam hồ Tây, Hà Nội, con phố Thụy Khuê bắt đầu từ ngã tư đường Thanh Niên kéo dài gần hai cây số đến ngã ba đường Bưởi-Lạc Long Quân. Ngoài những ngôi đình, chùa, miếu cổ, phố Thụy Khuê hiện vẫn còn giữ được những cổng làng - những con mắt ...

The post Những chiếc cổng làng trên phố Thụy Khuê appeared first on .

]]>
gochanoi.com.vn-cong-lang-pho-thuy-kheNằm về phía nam hồ Tây, Hà Nội, con phố Thụy Khuê bắt đầu từ ngã tư đường Thanh Niên kéo dài gần hai cây số đến ngã ba đường Bưởi-Lạc Long Quân. Ngoài những ngôi đình, chùa, miếu cổ, phố Thụy Khuê hiện vẫn còn giữ được những cổng làng - những con mắt của lịch sử. Nói đến phố Thụy Khuê, người ta nghĩ ngay đến kẻ Bưởi. Bắt đầu phải kể đến làng Thụy Khuê. Làng vốn là phường Thụy Chương - một trong 36 phường của kinh thành Thăng Long thời Lê. Phường xưa kia có nghề dệt vải và nghề nấu rượu có hương sen nổi tiếng. Qua làng Thụy Khuê là tới Hồ Khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm giấy dó. Nối vào làng Hồ Khẩu là ba làng Kẻ Bưởi: Đông Xã, An Thọ và Yên Thái. Nay con phố này thuộc địa bàn phường Bưởi và phường Thụy Khuê. Trước đây, hầu như làng nào của kẻ Bưởi cũng có cổng, ít thì một cái, có làng có đến vài cái cổng. Cổng làng mở ra vào những sớm mai, cuộc sống làng bắt đầu gõ nhịp. Mỗi cổng làng có một hình thức, một dáng vẻ riêng. Ngoài ghi tên cổng, có nhiều cổng làng còn có thêm câu đối hai bên. Điều này đã mang lại nhiều vẻ đa dạng của cổng làng kẻ Bưởi. Đó là xưa kia, khi cái cổng làng còn vẹn nguyên ý nghĩa là một thiết chế lập làng. Trước hết, đó là một thiết chế an ninh, là nơi kiểm soát mọi sự xâm nhập từ bên ngoài vào cuộc sống sau luỹ tre làng, và ngược lại. Cổng làng còn là nơi để người dân biểu thị bản sắc của làng. Chỉ cần nhìn vào hàng chữ đó, người ta đã có thể hình dung được nghề dệt lụa ở ngôi làng này xưa đã từng có một thời phát triển cực thịnh. Trên phố Thụy Khuê, đoạn cuối phố gần ra chợ Bưởi, phố Lạc Long Quân là nơi còn giữ lại được nhiều cổng làng nhất. Gần chục chiếc chỉ cách nhau từng đoạn nhỏ, mỗi chiếc một dáng vẻ riêng. Người dân ở phố bây giờ vẫn gọi những kiến trúc này với cái tên thân thuộc từ xưa: cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh... Nhiều cổng làng đã được bảo quản, trùng tu và tôn tạo. Cổng Hầu được trùng tu năm 1998, cổng làng Hồ Khẩu được trùng tu đúng giá trị nguyên gốc, cũng thành nơi họp chợ vào mỗi buổi sáng. Những cái cổng với rất nhiều ý nghĩa như vậy, tuy lâu nay chưa từng được xếp hạng di tích nhưng nó vẫn luôn được xếp hạng một cách vô thức trong lòng người dân nơi đây. Chính vì thế, khi những thiết chế làng đang mất đi bởi sự đô thị hóa thì phần lớn ngôi làng vẫn giữ được cổng làng mà không cần có một tấm biển cấm bằng bê tông như ta vẫn thấy ở các công trình được xếp hạng. Chiếc cổng làng - nơi có con đường chính đi vào những thôn xóm ngày xưa với những câu đối đón khách như thế vẫn còn lại khá nhiều ở nơi mà tên đất, tên làng đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội.

The post Những chiếc cổng làng trên phố Thụy Khuê appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/nhung-chiec-cong-lang-tren-pho-thuy-khue.html/feed 0
Hình ảnh Hồ Gươm trong lòng người Hà Nội http://gochanoi.com.vn/hinh-anh-ho-guom-trong-long-nguoi-ha-noi.html http://gochanoi.com.vn/hinh-anh-ho-guom-trong-long-nguoi-ha-noi.html#respond Sat, 14 Feb 2015 04:48:10 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=990 Nếu kể đến những di tích lịch sử và văn hóa nổi bật làm nên một Thăng Long ngàn năm văn hiến, Hồ Gươm chính là một “di tích ngàn năm” trên đất kinh kỳ, một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Thủ đô… Từ cửa ngõ phía Nam, ...

The post Hình ảnh Hồ Gươm trong lòng người Hà Nội appeared first on .

]]>
gochanoi.com.vn-ho-hoan-kiemNếu kể đến những di tích lịch sử và văn hóa nổi bật làm nên một Thăng Long ngàn năm văn hiến, Hồ Gươm chính là một “di tích ngàn năm” trên đất kinh kỳ, một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Thủ đô… Từ cửa ngõ phía Nam, chạy theo phố Huế, đến hết Hàng Bài là bắt đầu vào “địa phận” của Hồ Gươm. Con đường Đinh Tiên Hoàng như một cánh cung ôm gọn cả một mặt phía Tây Bắc Hồ, bắt đầu là Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. Những hàng liễu lơ thơ, e ấp như những cô gái thướt tha đứng cạnh Bờ Hồ, tô điểm cho mặt hồ xanh ngắt. Mà cũng thật kỳ lạ, Hồ Gươm hợp lắm, rất hợp với dáng liễu rủ ven hồ, mà xinh hơn nữa phải có cô gái mặc áo dài với chiếc nón lá làng Chuông cầm tay đung đưa, lúng liếng… Hồ Gươm nhỏ nhắn như mắt cô gái đẹp chỉ khẽ chớp hàng mi liễu là đã thu hút được bao nhiêu tâm hồn… Đã có bao nhiêu bài thơ được sáng tác bên những chiếc ghế đá ven hồ, rất nhiều bài hát về Hà Nội có gắn với hình ảnh Hồ Gươm. Có mấy họa sĩ Hà Nội mà không một lần vẽ cảnh Hồ Gươm, có bao người chụp ảnh, hay khách du lịch không có cho mình ít nhất vài tấm hình liễu rủ Hồ Gươm?... Hà Nội có nhiều thay đổi, nhưng Hồ Gươm bao đời vẫn thế. Nó đã chứng kiến sự lớn lên, ra đi của bao số phận con người, nó gắn bó với người Hà Nội như những người bạn tri giao. Với ông Hoàng Đình Hải, một người đã gắn bó cả đời với phố cổ, thì Hồ Gươm chính là một người bạn và luôn chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim ông: “Tôi là người sống từ bé ở Hà Nội. Gia đình tôi nhiều đời sống trong khu phố cổ, nên Bờ Hồ gắn bó với tôi rất nhiều kỷ niệm. Hồi còn trẻ chưa lập gia đình, bạn bè đi chơi với nhau ở Bờ Hồ, những ngày lễ, những ngày trung thu, bạn bè ngồi với nhau bên Hồ cùng ngắm trăng rất vui vẻ. Sau này lớn lên, Bờ Hồ lại chứng kiến những tình cảm, kỷ niệm của thời thanh niên, tình cảm giữa nam nữ. Cho nên mỗi khi ngồi ở Bờ Hồ là tôi lại nhớ đến những kỷ niệm ngày xưa…” Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm của cả nước, và khu vực Hồ Gươm lại là trung tâm của Hà Nội, nên nhiều người Hà Nội luôn tìm đến đó để được tận hưởng cái cảm giác thanh bình, tĩnh tại. Không ồn ào, náo nhiệt, không vội vã, xoay vần, Hà Nội – Hồ Gươm như trái ngược hẳn với định nghĩa của người ta về một trung tâm hành chính, văn hóa… Từ những chị bán hàng rong tới anh trí thức, từ những đứa trẻ vẫn còn chập chững, đến những cụ già cổ lai hy đều chọn Hồ Gươm làm nơi dừng lại nghỉ ngơi, vui chơi, hóng mát… Chẳng có gì đặc sắc, từ những công trình kiến trúc gắn liền với nó như Tháp Rùa nhỏ bé giữa hồ, hay phần còn lại của chùa Quan Thượng trên đường Đinh Tiên Hoàng mà ngày nay người ta gọi là tháp “Hòa Phong”. Ngay cả những di tích gắn liền với Hồ Gươm và nổi tiếng như Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, tháp Bút cũng vậy. Ấy thế nhưng, cùng với lịch sử của Thăng Long, Hồ Gươm đã vẫn, và sẽ mãi là một biểu tượng trong lòng người Hà Nội. Hồ Gươm chính là một nhân chứng lịch sử, chứng kiến sự thăng trầm của dân tộc Việt Nam. Nói đến Hồ Gươm, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết vua Lê trả gươm báu cho thần Kim Quy… Là nơi đổ về của thợ thủ công khắp nơi trong cả nước để tạo thành một Hà Nội tràn trề văn hóa, một Hà Nội với 36 phố phường mang tình làng, tình nước… Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, đã lấy Hồ Gươm làm trung tâm đô thị để từ đó hình thành, phát triển rộng ra. Phía Bắc là khu phố cổ với các phố buôn bán đồ thủ công cũng như các phố nghề, cửa ngõ phía Nam để làm nơi giao thương với dân các vùng miền về đây buôn bán, phía Tây rất được người Pháp ưa chuộng để xây dựng nhưng khu biệt thự dành cho quan chức ở, bằng chứng là giờ còn rất nhiều biệt thự cổ ở khu vực này,… Chẳng thế mà, Nguyễn Đình Thi đã có bài hát nói rằng đây chính là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đã có lúc cảnh quan Hồ Gươm bị xâm phạm nặng nề. Có những kiến trúc nguy nga, vĩ đại từ được xây dựng từ thời Vua Lê, Chúa Trịnh đã bị thực dân Pháp phá đi để xây dựng những công trình mới phục vụ cho đô thị của chế độ thực dân. Rồi đến những công trình thô kệch của thời hiện đại đã làm mất đi phần nào dáng vẻ yêu kiều của Hồ Gươm… Đến giờ, tuy rằng có những cái cũ đã mất đi thay bằng những cái mới theo cái nhìn, yêu cầu của cuộc sống hiện tại, nhưng vùng không gian văn hóa Hồ Gươm vẫn còn đó, và sẽ vẫn là trung tâm của Ngàn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội. Và Hồ Gươm luôn luôn chứng minh chân giá trị, chẳng ai có thể phủ nhận giá trị vĩnh viễn trong lòng người Hà Nội, người Việt Nam…/

The post Hình ảnh Hồ Gươm trong lòng người Hà Nội appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/hinh-anh-ho-guom-trong-long-nguoi-ha-noi.html/feed 0
Các công trình di tích trong khu phố cổ Hà Nội http://gochanoi.com.vn/cac-cong-trinh-di-tich-trong-khu-pho-co-ha-noi.html http://gochanoi.com.vn/cac-cong-trinh-di-tich-trong-khu-pho-co-ha-noi.html#respond Sat, 14 Feb 2015 04:45:12 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=986 Khu Phố cổ Hà Nội còn gọi là khu “36 phố phường” là một trong những yếu tố lịch sử quan trọng của quá trình hình thành và phát triển Thăng long – Hà Nội. Đây là nơi còn lưu trữ giá lịch sử , văn hoá và phong cách sống, và nay là biểu ...

The post Các công trình di tích trong khu phố cổ Hà Nội appeared first on .

]]>
gochanoi.com.vn- pho-co-ha-noiKhu Phố cổ Hà Nội còn gọi là khu “36 phố phường” là một trong những yếu tố lịch sử quan trọng của quá trình hình thành và phát triển Thăng long – Hà Nội. Đây là nơi còn lưu trữ giá lịch sử , văn hoá và phong cách sống, và nay là biểu tượng đặc trưng cho đô thị Hà Hội truyền thống.   Giá trị lịch sử, văn hoá của khu Phố cổ Hà nội được thể hiện, đánh dấu bằng hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng và những công trình lịch sử cách mạng. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, Khu phố cổ Hà Nội đã bị thay đổi nhiều, ô nhiễm về môi trường sống và quá tải về dân cư và cũng không tránh khỏi là các công trình tôn giáo tín ngưỡng cũng như các công trình di tích lịch sử cách mạng bị ảnh hưởng mạnh mẽ đó là việc sử dụng các công trình di tích do thiếu diện tích ở làm cho kết cấu, kiến trúc cũng như chức năng sử dụng bị biến đổi và xuống cấp trầm trọng, có thể phân chia các di tích tôn giáo tín ngưỡng thành các loại hình: đình, đền, chùa, miếu, quán, nhà thờ họ, hội quán và di tích lịch sử cách mạng.   Phân loại hệ thống di tích kiến trúc tôn giáo, di tích lịch sử cách mạng:   1. Đình: Khu phố cổ Hà Nội là nơi thu hút nhiều thợ thủ công ở các vùng xung quanh về làm ăn, buôn bán. Một tập hợp dân cư cùng quê, có khi chỉ vài nhà cũng dựng lên một ngôi đình làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ phụng vị thần chung. Do vậy loại hình đình có số lượng nhiều hơn cả. Quy hoạch mặt bằng kiến trúc các đình ở khu phố cổ Hà Nội khá đa dạng. Dựa vào mặt bằng kiến trúc, có thể nhận ra 3 loại bố cục mặt bằng: Loại mặt bằng hình chữ công, loại mặt bằng hình chữ nhị và loại mặt bằng kiểu nhà hình ống. Các ngôi đình đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng: đình Thanh Hà (10Ngõ Gạch), đình Yên Thái (8 ngõ Tạm Thương), đình Tú Thị (2Angõ Yên Thái), đình Thái Cam (44 Hàng Vải), đình Đức Môn (38 B Hàng Đường), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào). Một số di tích đang hoàn chỉnh hồ sơ như đình Lò Rèn, đình Trung Yên, Đình Kim Ngân, đình Trương Thị... 2. Các công trình tôn giáo thờ tổ nghề : Nếu kể cả các ngôi đình đã biến dạng thì các ngôi đình tổ nghề phản ánh được hầu hết các nghề thủ công truyền thống trên đất Thăng Long xưa. Bởi khi lập nghiệp ở Thăng Long, mỗi nghề thủ công đều tập trung ở một khu vực nhất định và tạo nên những phường hoặc phố nghề. Khi cuộc sống của họ đã ổn định, điều kiện kinh tế cho phép, họ đã cho dựng các ngôi đình chung để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tôn vinh các vị tổ nghề. Ra đời trong xã hội quân chủ Nho giáo, truyền thuyết về các vị tổ nghề bị lồng vào tư tưởng vọng ngoại, hướng về nguồn gốc Trung Hoa của tầng lớp nho sĩ đương thời. Chuyện kể về họ thật phong phú, có khi là những người thợ, có khi được đúc kết lại ở một khuôn mẫu chung nhất định rồi cải biên lại theo phù hợp với từng nghề. Hầu như tất cả được xây dựng với một mô tuýp đồng dạng: Đó là những người tài giỏi, có dịp đi sứ hoặc đi thăm Trung Quốc, dùng mẹo mực, kỹ năng kỹ xảo đưa về phổ biến cho quê mình. Thủ đô Hà Nội là nơi xuất hiện những ngôi đình thờ tổ nghề sớm nhất và nhiều nhất:
  • Đình Kim Ngân thờ tổ sư nghề kim hoàn.
  • Đình Trương Thị thờ tổ sư nghề kim hoàn
  • Đình Lò Rèn thờ tổ sư nghề rèn.
  • Đình Hài Tượng thờ tổ sư nghề giày.
  • Đình Hàng Quạt (Xuân Phiến Thị) thờ tổ sư nghề quạt.
  • Đình Thuận Mỹ, đình Hà Vĩ thờ tổ sư nghề sơn.
  • Đình  Hoa Lộc Thị thờ tổ sư nghề nhuộm.
  • Đình Tú Thị thờ tổ sư nghề thêu.
  • Đình Kiếm Hồ thờ tổ sư nghề vôi.
  • Đình Tranh Lâu thờ tổ sư  nghề mộc.
  • Đình Nhị Khê thờ tổ sư nghề tiện.
  • Đình Phúc Hậu thờ tổ sư nghề gương.
  • Đình Hàng Thiếc thờ tổ sư nghề thiếc.
  3. Đền: Trong khu phố cổ hiện có trên 20 ngôi đền phân bố rải rác trong khu vực nhưng tập trung hơn cả vẫn ở các phố, phường phía Đông. Quy hoạch mặt bằng kiến trúc có 3 loại: Loại 1 gồm nhiều nếp nhà song song xếp liên tiếp theo chiều sâu, tiêu biểu là đền Bạch Mã; Loại 2 gồm 3 nếp nhà tạo thành hình chữ công, điển hình là đền Hoả Thần và Loại 3 là đền có 1 nhà chính và một phần "Hậu cung" nhô ra ở phía sau tạo thành bình đồ hình chữ đinh, tiêu biểu là đền Hương Nghĩa. Loại 3 có qui mô nhỏ, niên đại xây dựng muộn hơn so với loại 1 và 2. Các ngôi đền đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là đền Hoả Thần (30 phố Hàng Điếu), đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm). Một số di tích đang được nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp Quốc gia như đền Hương Nghĩa, đền Hương Tượng,... 4. Chùa: Trong khu phố cổ Hà Nội thống kê được 6 chùa, phân bố chủ yếu ở phía Tây của Khu phố cổ. Quy hoạch mặt bằng kiến trúc chùa ở đây có 4 loại:  Loại 1: Chùa chính hình chữ công, bốn phía trước sau là những lớp kiến trúc tam quan, nhà mẫu, hành lang bao quanh thành kiểu nội công ngoại quốc. Loại mặt bằng này có quy mô kiến trúc lớn trên khu đất rộng. Đó là  chùa Cầu Đông (38b Hàng Đường). Loại 2: Gồm nhiều nếp nhà kế tiếp nhau theo chiều sâu, đó là chùa Vĩnh Trù (59 Hàng Lược). Loại 3: Kiến trúc đơn giản chỉ một toà nhỏ thờ phật tạo mặt chữ "nhất". Loại mặt bằng này có qui mô kiến trúc nhỏ, là chùa Kim Cổ (73 Đường Thành). Loại 4:  mặt bằng chữ đinh, đó là chùa Thái Cam, chùa Nghĩa Lập và chùa Pháp Bảo Tạng. 5. Quán: Trong phố cổ Hà Nội có 1 quán duy nhất là quán Huyền Thiên, ở 54 phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Thời Lê, quán thuộc đất thôn Huyền Thiên, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc, do  phố này tập trung bán các loại khoai nên được gọi là "Rue des Tubercules" (phố các loại củ). Sau năm 1954, tên phố Hàng Khoai được gọi đến hiện nay.    
(Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng khu vực Phố cổ Hà Nội có hai quán là Đồng Thiên Quán và Huyền Thiên Cổ Quán. Đông Thiên Quán (nay là khu vực ngõ Tạm Thương - An Thái) có người cho đó là ngôi đình Yên Thái (8 Tạm Thương), có người cho là ngôi chùa Kim Cổ ở 73 Đường Thành.
Quán Huyền Thiên (54 Hàng Khoai) có mặt sớm trên đất Thăng Long . Quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ- một nhân vật trong thần điện của đạo lão vào nước ta từ sớm. Trong quy hoạch đô thị cổ thì đây là vị thần trấn ở phía Bắc. Huyền Thiên là một quán nổi tiếng và cổ nhất kinh thành Thăng Long.)
  6. Hội Quán: Trong khu phố cổ Hà Nội hiện còn 2 hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông, phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm của sinh hoạt cộng động của những người cùng quê. Hội quán thường là một công trình kiến trúc có qui mô lớn gồm cổng lớn ở phía trước, tiếp đến là một khoảng sân rộng, sau đó là phương đình, nơi diễn ra các nghi lễ, rồi đến chính tẩm - lớn nhất trong tổng thể kiến trúc Hội quán. Kết cấu khung gỗ và bộ mái của Hội quán thay đổi theo thời gian nhưng thường khá ổn định ở tường gạch chịu lực và ngói lợp. Khung gỗ được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Mái được trang trí đắp nổi hình động vật hoặc ghép những mảnh sứ tráng men nhiều mầu.    
Hội quán Phúc Kiến (40- Lãn Ông) được lập do cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến sinh sống và làm ăn buôn bán ở Thăng Long. Cộng đồng này định cư và hưng thịnh quanh khu vực Lãn Ông là khu vực thuộc Hoàng Thành của Thăng Long thời Lê bị nhà Nguyễn phá để xây dựng thành Hà Nội có quy mô nhỏ hơn trước. Hội quán được dựng lên để thờ Thiên Hậu - một trong những vị thần quan trọng thần điện của người Trung Quốc. Thiên Hậu cũng gọi là Thiên Thượng thánh mẫu, việc thờ phụng nữ thần này có nguồn gốc từ Phúc Kiến vào cuối thế kỷ XI và lan đi khắp Trung Quốc trong thế kỷ sau đó (xem phụ lục 7).
Hội quán Quảng Đông (22- Hàng Buồm) thờ Quan Vân Trường - đây là nhân vật nổi tiếng về trung nghĩa sống ở thời Tam quốc. Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ca ngợi: “Vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công”. Cộng đồng người Quảng Đông được triều đình Lê - Trịnh cho định cư ở phường Hà Khẩu sau khi nhà Thanh ở Mãn Châu thôn tính nhà Minh ở Trung nguyên.
  7.  Nhà thờ họ Trong phố cổ Hà Nội hiện nay, chúng tôi mới chỉ thống kê được vài nhà thờ họ. Loại hình di tích này không có nhiều. Nhà thờ họ thường có hai loại mặt bằng: Loại 1: Giống kiểu nhà ống với nhiều nếp nhà thấp kế tiếp nhau qua khoảng sân hẹp. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú chuyển thành nhà thờ chung của dòng họ. 9. Miếu: Miếu là nơi thờ thần và Thành hoàng. Hiện nay trong khu vực Phố cổ Hà Nội hầu như không còn tồn tại miếu thờ. 10. Di tích cách mạng kháng chiến : Chia làm 3 thời kỳ : - Thời trước cách mạng (trước 1930) : Bao gồm một số điạ điểm cơ sở nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật. - Thời kỳ từ 1930 đến 1945 : Bao gồm trụ sở một số báo như Tin Lành, báo Lao Động, báo Nhân Dân, báo Tin Tức, trong đó trụ sở báo Tin Tức - 105 (Phùng Hưng) đã được xếp hạng; Một số cơ sở nuôi giấu cán bộ và đặc biệt là ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam (hồ sơ di tích cách mạng kháng chiến 105 Phùng Hưng , 48 Hàng Ngang) ( đã được xếp hạng ). - Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) : Nhiều địa chỉ di tích trong giai đoạn này. Khu vực Phố cổ cũng là mặt trận chủ yếu của Liên khu I trong thời kỳ chống Pháp. Đó là ngôi nhà 86 Hàng Bạc - trụ sở của Trung đoàn Thủ Đô, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da ... và cả những đình, chùa trong khu vực này cũng được dùng làm trụ sở cho kháng chiến như chùa Cầu Đông,  chùa Vĩnh Trù, quán Huyền Thiên ... Một số phần thuộc liên khu II, với nhiều địa điểm kháng chiến đáng ghi nhớ như trụ sở Bộ quốc phòng, trụ sở nữ tự vệ chiến đấu Thành Hoàng Diệu. 11. Di tích kiến trúc thành luỹ: Duy nhất có một - đó là Ô Quan Chưởng ( đã được xếp hạng ). Trong số các di tích kiến trúc tôn giáo hiện còn, có tới gần tới 80% di tích có hiện tượng vi phạm trong đó bao gồm cả những di tích đã được xếp hạng, gần 70% di tích xuống cấp, cần tu sửa tôn tạo. Một số di tích có hiện trạng bảo quản khá tốt như đền Bạch Mã, đình Yên Thái, nhà 48 Hàng Ngang, số còn lại ở trong tình trạng xuống cấp . Hiện trạng phổ biến là sự chiếm dụng đất hoặc kiến trúc chính của di tích để ở. Di tích có hiện trạng vi phạm nặng là đình Kim Ngân (36 hộ), quán Huyền Thiên (14 hộ), chùa Vĩnh Trù (6 hộ), chùa Thái Cam (4 hộ), nhà 105 Phùng Hưng (6 hộ), chùa Cầu Đông (đã giải toả 2 hộ). Các hộ dân ở đây hoặc có hợp đồng nhà với Xí nghiệp kinh doanh nhà Hoàn Kiếm, hoặc là do người trụ trì đưa vào để ở từ trước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bổ sung thêm một số công trình di tích tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử cách mạng. Danh dách các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn giáo tín ngưỡng,di tích lịch sử cách mạng Bao gồm 128 công trình (trong đó có 15 công trình đã được xếp hạng) bao gồm các loại hình: đình, đền, chùa, miếu, quán, nhà thờ họ, hội quán, di tích lịch sử cách mạng. Nguồn tư liệu như sau : - Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội. - Phòng Văn hoá Thông tin quận Hoàn Kiếm (danh mục di tích quận Hoàn Kiếm) - Danh sách các công trình Di tích lịch sử văn hoá tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận (ban hành kèm theo Quyết định số 45/ 1999/QĐ-UB ngày 04/6/1999 của UBND thành phố Hà Nội). - Từ báo chí, thông tin từ người dân, tại các công trình di tích (bia, văn bản…).

The post Các công trình di tích trong khu phố cổ Hà Nội appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/cac-cong-trinh-di-tich-trong-khu-pho-co-ha-noi.html/feed 0
Hà Nội Phố (Phan Vũ) http://gochanoi.com.vn/ha-noi-pho-phan-vu.html http://gochanoi.com.vn/ha-noi-pho-phan-vu.html#respond Fri, 13 Feb 2015 15:54:34 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=967 02/07/2013 Hà Nội Phố Phan Vũ Thư gửi người Hà Nội đi xa 1. Em ơi ! Hà Nội – Phố Ta còn em mùi hoàng Lan Còn em hoa sữa Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ… Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào ...

The post Hà Nội Phố (Phan Vũ) appeared first on .

]]>
02/07/2013
Hà Nội Phố Phan Vũ Thư gửi người Hà Nội đi xa
1.
Em ơi ! Hà Nội – Phố Ta còn em mùi hoàng Lan Còn em hoa sữa Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ… Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào xạc chùm cây gió Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ Lá thư quên địa chỉ Quay về…
2. Ta còn em một gốc cây, Một cột đèn Ai đó chờ ai ? Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai… Ta còn em một ngã ba vội vã, Chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua, Gương mặt chưa quen Bỗng xôn xao nỗi khổ… Mỗi góc phố một trang tình sử…
3. Ta còn em ô Quan Chưởng Mảng tường thành Màu đá rủ, Tiếng sáo đầu ngõ vu vơ Màu xanh đêm in hình khung cửa Cô gái buồn đứng im, Tóc xõa… Gót chân ai qua mùa lá đổ…
4. Ta còn em con đường vắng Rì rào cơn mưa nhỏ. Trên vòm cao Đổ xuống chuông hồi. Nhà thờ cửa Bắc Tan chiều lễ Kinh cầu còn mãi ngân nga…
5. Ta còn em đôi mắt buồn Dõi cánh chim xa Tháng năm dừng lại Một ngôi nhà. Gã Trương Chi ôm guitar Từng đêm Hóa đá…
Ta còn em chuyến tàu đêm. Về muộn Qua cầu Một người nào lạc giữa sân ga
6. Em ơi! Hà nội – Phố Ta còn em những hố sâu, Trước cửa Cơn mưa đầy Con thuyền giấy lang thang Không bến đỗ…
Ta còn em quả bóng lăn Một mình trên sân cỏ. Thằng bé thẫn thờ. Tuổi thơ qua cuộc chơi, Vội vã…
7. Ta còn em cánh cửa sắt Lâu ngày không mở Nhà ai ? Qua đó bâng khuâng Nhớ tuổi học trò…
Ta còn em giàn thiên lý Năm xưa Thơm mùi hò hẹn Cuộc tình đầu ngọt lịm. Những nụ hôn xanh ngắt trên cành
8. Ta còn em tiếng guitar Bập bùng tự sự Châm lửa điếu thuốc cuối cùng Xập xòa Kỷ niệm. Đêm Kinh kỳ thuở ấy, Xanh lơ…
9. Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc Già nua, Đếm thời gian Theo nhịp đong đưa Trước ngõ phố Sót cây hoa gạo Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô…
10. Ta còn em những ngọn đèn mờ. Trên nóc phố, Mùa trăng không tỏ. Tiếng rao lạc giọng Thờ ơ…
11. Ta còn em bảy nốt cù cưa, Lão Mozart hàng xóm, Từng đêm quên ngủ. Cô gái mặc áo đỏ Venise Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ Những mảnh vỡ trên thềm Beethoven và Sonat Ánh trăng Nốt nhạc thiên tài bay lả tả, Một kiếp người, Một phím đàn long…
12. Ta còn em ngọn đèn khuya Mênh mông, Vừng sáng nhỏ, Chén rượu làng Vân Người khách lẻ, Bà quán ngâm nga quẻ bói Kiều Lão mù bán “phá sa” Gậy dò đường khua lạch cạch Tiếng rao buồn dằng dặc trong đêm…
13. Ta còn em ráng đỏ chiều hôm Tiếng chim quên gọi nhau trong bụi cỏ Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá, Gã đầu trần đi ngược chiều mưa Tiếng ve ra rả mùa hè…
Ta còn em con đường tên cũ Cổ Ngư, Cành phượng vĩ là đà. Chiều phai nắng, Bông hoa muộn in hình ngọn lửa…
14. Ta còn em chiếc lá rụng Khởi đầu nguồn gió Lao xao con sóng biếc Gió Tây Hồ. Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ? Những bước chân tìm nhau Rất vội, Những sớm hôm thì thầm buổi tối Cuộc tình hờ Bỗng chốc Nghiêm trang…
15. Ta còn em tiếng hàng ngày Vang âm hè phố. Tia hồ quang Chớp chớp bên đường Toa xe điện cuối ngày Người soát vé, Áo bành tô cũ nát… Lanh canh! Lanh canh!
Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ Bó gạo, mớ rau Mẹ về buổi chợ Lanh canh! Lanh canh! Lá bánh cu khoai. Đàn con trên bến đợi Cuối ngày…
16. Ta còn em khuya phố Ngọn đèn dầu, Vừng sáng nhỏ Bà quán mải mê câu chuyện nàng Kiều Rượu làng Vân lung linh men ngọt Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
Những chàng trai say suốt cả mùa…
17. Em ơi! Hà nội – Phố Ta còn em con đê lộng gió. Dòng sông chảy mang theo hình phố Cô gái tựa lưng bên gốc me già, Ngọn đèn đường lặng thinh Soi bờ đá…
Ta còn em một con tàu Giã biệt bến sông. Mảnh trăng vỡ Tiễn người bỏ xứ. Dãy phố buồn.. Nghìn năm mắt nhớ…
18. Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm Thoáng mùi sen nở muộn Gió Nhật Tân Gợi Mùa hoa năm ấy Cánh đào phai…
19. Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên Nhuộm đỏ Cô gái gặp nắng hanh. Chợt hồng đôi má Cơn mưa rào, Đi nhanh qua phố Một chút xanh hơn, Trời Hà nội hôm qua…
Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu qua cổng chợ Những chùm hoa tím Ngát Mùa thu…
20. Em ơi ! Hà nội – Phố Ta còn em một Hàng Đào, Không còn bán đào. Một Hàng Bạc, Không còn thợ bạc. Đường Trường Thi, Không chõng, không lều Không ông nghè bái tổ vinh quy…
21. Ta còn em tiếng gọi trong đêm, Người đi xa trở về. Căn nhà không biển số. Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ Ngày về phố cũ quên tên…
22. Ta còn em chiếc xe hoa Qua hàng liễu rủ, Điệp vàng rực rỡ. Cánh tay trần trên gác cao khép cửa. Những gót son dập dìu đại lộ. Bờ môi ai đậm đỏ bích đào…
Ta còn em tà áo nhung huyết dụ Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa, Phường cũ lưu danh người đẹp lụa. Ngõ phố nào in dấu hài hoa ?
23. Ta còn em đường lượn mái cong Ngôi chùa cổ Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương. Ai đó ngồi bên gốc đại, Chợt quên ai kia đang bên đường đứng đợi Cuộc đời, có lẽ nào, Là một thoáng Bâng quơ…
24. Ta còn em những cuộc tình Như một bài thơ. Những nỗi đau gặm mòn phận số. Nhật ký sang trang Ghi thêm nỗi khổ…
25. Ta còn em đống kim ngân Đổ đầy Hàng Mã. Ngựa, xe, võng, lọng, Những hình nhân nuối tiếc vàng son. Khi phố phường là miền loạn gió Làm sao tìm được mớ tro than…?
26. Ta còn em nóc phố lô xô Màu ngói cũ Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa Con đường lát đá bao niên kỷ ? Qua sông nhớ tuổi mẹ già…
27. Em ơi ! Hà nội – Phố Ta còn em mảnh đại bác Ghim trên thành cổ. Một thời thịnh, Một thời suy. Hưng vong lẽ thường. Người qua đó, Hững hờ bài học sử…
Ta còn em dãy bia đá Nhân hình hội tụ. Rêu phong gìn giữ nét tài hoa. Ly rượu đầy xin rót cúng cha Ngàn lạy cúi đầu thương đất tổ. Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?
Đám mây nào in bóng rồng bay ?…
28. Ta còn em tiếng trống tan trường Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ. Đôi guốc cao mài mòn đại lộ Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa Còn em mãi mãi dáng kiêu sa Lặng lẽ theo em về phố…
29. Ta còn em tháng chạp, Những hàng cây óng ả sợi hồng Tháng chạp, Trên giường trải chiếu hoa Tháng chạp, Mùi hương dài theo phố. Một tháng chạp Mẹ Nửa đêm thức Hóa vàng…
30. Em ơi ! Hà nội – Phố Ta còn em năm cửa ô – Năm cửa gió Cơn bão thường niên qua đó -
Ba mươi sáu phố, Bao nhiêu mảnh vỡ?
31. Ta còn em một màu xanh thời gian Một màu xám hư vô, Chợt nhòe, Chợt hiện. Chợt lung linh ngọn nến, Chợt mong manh Một dáng Một hình… Nhợt nhạt vàng son Đậm đầy cay đắng…
32. Ta còn em một phút mê cuồng Người nghệ sĩ lang thang, Hoài trên phố. Bỗng thấy mình Không nhớ nổi một con đường… Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha.
Ta còn em một bóng chiều sa Những câu thơ, những bức tranh Đời đời Lỡ dở…
33. Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ, Ô cửa ngẩn ngơ Ngôi nhà không người ở Khung trời của nỗi buồn Vô cớ…
34. Em ơi ! Hà nội – Phố Ta còn em những giọt sương Nhòe nhòe bóng điện Tháp rùa ngả bóng lung linh Mặt nước Hồ Gươm Một đêm trở lạnh Cánh nhạn chao nghiêng Chiều cuối Giã từ… Người ra đi mang theo buốt giá Áo choàng không ấm thân gầy Cầm bằng như cánh chim bay
35. Em ơi ! Hà nội – Phố Ta còn em cánh tay trần Mở cửa Mùa xuân trong khung Điệp vàng rực rỡ Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng Đường phố dài Chi chít chồi sinh Màu ước vọng in hình Xanh nõn lá… Ta còn em, Hà nội – Phố, em ơi Ta còn em, Em ơi ! Hà nội – Phố
36 Em ơi ! Hà nội – Phố Ta còn em cây bàng Mồ côi mùa đông. Ta còn em nóc phố Mồ côi mùa đông. Ta còn em mảnh trăng Mồ côi mùa đông…

The post Hà Nội Phố (Phan Vũ) appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/ha-noi-pho-phan-vu.html/feed 0
HÀ NỘI PHỐ http://gochanoi.com.vn/ha-noi-pho-2.html http://gochanoi.com.vn/ha-noi-pho-2.html#respond Fri, 13 Feb 2015 15:38:50 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=958 HÀ NỘI PHỐ -Phan Vũ - Chương I 1. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em mùi hoàng lan Còn em mùi hoa sữa Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ ... Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào xạc chùm cây gió Chiếc ...

The post HÀ NỘI PHỐ appeared first on .

]]>

HÀ NỘI PHỐ -Phan Vũ - Chương I 1. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em mùi hoàng lan Còn em mùi hoa sữa Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ ... Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào xạc chùm cây gió Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ Lá thư quên địa chỉ Quay về 2. Ta còn em một gốc cây Một cột đèn Ai đó chờ ai! Tóc cắt ngang Xõa bờ vai ... Ta còn em ngã ba nào? Chiếc khăn quàng tím đỏ Khuôn mặt chưa quen Bỗng xôn xao nỗi khổ! Góc phố đấy mở đầu Trang tình sử!... 3. Ta còn em con đường vắng Rì rào cơn lốc nhỏ Gót chân ai qua mùa lá đổ? Nhà thờ Cửa Bắc, Chiều tan lễ, Chuông nguyện còn mãi ngân nga Chương II 6. Ta con em khúc tự tình ca Trong bụi cỏ Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá Tiếng ve ra rả mùa hè, Còn em đường Cổ Ngư La đà, Cành phượng vĩ Hoàng hôn đến tự bao giờ, Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ Những bước chân tìm nhau Rất vội Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối Cuộc tình hờ Bỗng chốc Nghiêm trang... Chương III 9. Ta còn em đường lượn mái cong Ngôi chùa cũ, Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương Ai đó ngồi bên gốc đa Chợt quên ai kia Đứng đợi bên đường Chương IV Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em đám mây in bóng rồng bay Cổng đền Quan Thánh Cờ đuôi nheo ngũ sắc Còn em dẫy bia đá Nhân hình hội tụ Rêu phong gìn giữ nét tài hoa Còn em mãi mãi dáng kiêu sa Lặng lẽ theo em về phố ... 11. Ta còn em những ánh sao sa Tia hồi quang Chớp chớp trên đường Toa xe điện cuối ngày Áo bành tô cũ nát Lanh canh! Lanh canh! Tiếng hàng ngày hay hồi âm Thuở chiềng khuya! Ta còn em ngọt đèn khuya Vừng sáng tỏ Bà quán mi mê câu chuyện Nàng Kiều Rượu Làng Vân lúng lính men ngọt Mắt cô nàng lúng liếc đong đưa Những chàng trai say suốt bốn mùa Chương V 13. Ta còn em cánh cửa sắt Lây ngày không mở Nhà ai? Qua đó. Bâng khuâng nhớ tuổi học trò Còn em giàn thiên lý chết khô Cỏ mọc hoang trong vườn vắng Còn em tiếng ghita Bập bùng Tự sự Châm lửa điếu thuốc cuối cùng Xập xoà Kỷ niệm Đêm Kinh Kỳ thủơ ấy, Xanh lơ ... 17. Ta còn em chiếc là bàng đầu tiên Nhuộm đỏ Cô gái gặp nắng hanh Chợt hồng đôi má Cơn mưa nào đi nhanh qua phố Một chút xanh hơn Trời Hà Nội hôm qua Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu Qua cổng chợ Những chùm hoa tím Ngát Mùa thu ... Chương VI 18. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em một màu xanh thời gian Chợt nhoà Chợt hiện Chợt lung linh ngọn nến Chợt mong manh một dáng Một hình 20. Ta còn em một phút mê cuồng Người nghệ sĩ lang thang hè phố Bơ vơ Không nhớ nổi con đường Ngay trước cổng nhà mẹ cha Còn em một chiều sa Những câu thơ, những bức tranh Đời đời Lỡ dở Chương VII 21. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em những giọt sương Nhạt nhoà bóng điệu Mặt nước Hồ Gươm Một đêm trở lạnh Cánh nhạn trao nghiêng Chiều cuối Giã từ ... 23. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em cánh tay trần Mở cửa Mùa xuân trong khung Giò phong lan Điệp vàng rực rỡ Từng cây khô óng sợi tơ hồng Đường phố dài Chi chít hồi sinh Màu ước vọng in hình Màu non lá Ta còn em, Hà Nội phố, em ơi Ta còn em, em ơi Hà Nội phố

The post HÀ NỘI PHỐ appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/ha-noi-pho-2.html/feed 0
http://gochanoi.com.vn/954.html http://gochanoi.com.vn/954.html#respond Fri, 13 Feb 2015 15:36:23 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=954 HÀ NỘI PHỐ -Phan Vũ - Chương I 1. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em mùi hoàng lan Còn em mùi hoa sữa Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ ... Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào xạc chùm cây gió Chiếc ...

The post appeared first on .

]]>

HÀ NỘI PHỐ -Phan Vũ - Chương I 1. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em mùi hoàng lan Còn em mùi hoa sữa Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ ... Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào xạc chùm cây gió Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ Lá thư quên địa chỉ Quay về 2. Ta còn em một gốc cây Một cột đèn Ai đó chờ ai! Tóc cắt ngang Xõa bờ vai ... Ta còn em ngã ba nào? Chiếc khăn quàng tím đỏ Khuôn mặt chưa quen Bỗng xôn xao nỗi khổ! Góc phố đấy mở đầu Trang tình sử!... 3. Ta còn em con đường vắng Rì rào cơn lốc nhỏ Gót chân ai qua mùa lá đổ? Nhà thờ Cửa Bắc, Chiều tan lễ, Chuông nguyện còn mãi ngân nga Chương II 6. Ta con em khúc tự tình ca Trong bụi cỏ Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá Tiếng ve ra rả mùa hè, Còn em đường Cổ Ngư La đà, Cành phượng vĩ Hoàng hôn đến tự bao giờ, Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ Những bước chân tìm nhau Rất vội Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối Cuộc tình hờ Bỗng chốc Nghiêm trang... Chương III 9. Ta còn em đường lượn mái cong Ngôi chùa cũ, Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương Ai đó ngồi bên gốc đa Chợt quên ai kia Đứng đợi bên đường Chương IV Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em đám mây in bóng rồng bay Cổng đền Quan Thánh Cờ đuôi nheo ngũ sắc Còn em dẫy bia đá Nhân hình hội tụ Rêu phong gìn giữ nét tài hoa Còn em mãi mãi dáng kiêu sa Lặng lẽ theo em về phố ... 11. Ta còn em những ánh sao sa Tia hồi quang Chớp chớp trên đường Toa xe điện cuối ngày Áo bành tô cũ nát Lanh canh! Lanh canh! Tiếng hàng ngày hay hồi âm Thuở chiềng khuya! Ta còn em ngọt đèn khuya Vừng sáng tỏ Bà quán mi mê câu chuyện Nàng Kiều Rượu Làng Vân lúng lính men ngọt Mắt cô nàng lúng liếc đong đưa Những chàng trai say suốt bốn mùa Chương V 13. Ta còn em cánh cửa sắt Lây ngày không mở Nhà ai? Qua đó. Bâng khuâng nhớ tuổi học trò Còn em giàn thiên lý chết khô Cỏ mọc hoang trong vườn vắng Còn em tiếng ghita Bập bùng Tự sự Châm lửa điếu thuốc cuối cùng Xập xoà Kỷ niệm Đêm Kinh Kỳ thủơ ấy, Xanh lơ ... 17. Ta còn em chiếc là bàng đầu tiên Nhuộm đỏ Cô gái gặp nắng hanh Chợt hồng đôi má Cơn mưa nào đi nhanh qua phố Một chút xanh hơn Trời Hà Nội hôm qua Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu Qua cổng chợ Những chùm hoa tím Ngát Mùa thu ... Chương VI 18. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em một màu xanh thời gian Chợt nhoà Chợt hiện Chợt lung linh ngọn nến Chợt mong manh một dáng Một hình 20. Ta còn em một phút mê cuồng Người nghệ sĩ lang thang hè phố Bơ vơ Không nhớ nổi con đường Ngay trước cổng nhà mẹ cha Còn em một chiều sa Những câu thơ, những bức tranh Đời đời Lỡ dở Chương VII 21. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em những giọt sương Nhạt nhoà bóng điệu Mặt nước Hồ Gươm Một đêm trở lạnh Cánh nhạn trao nghiêng Chiều cuối Giã từ ... 23. Em ơi! Hà Nội phố! Ta còn em cánh tay trần Mở cửa Mùa xuân trong khung Giò phong lan Điệp vàng rực rỡ Từng cây khô óng sợi tơ hồng Đường phố dài Chi chít hồi sinh Màu ước vọng in hình Màu non lá Ta còn em, Hà Nội phố, em ơi Ta còn em, em ơi Hà Nội phố

The post appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/954.html/feed 0
Lang thang bên Hồ Gươm http://gochanoi.com.vn/lang-thang-ben-ho-guom.html http://gochanoi.com.vn/lang-thang-ben-ho-guom.html#respond Fri, 13 Feb 2015 15:24:06 +0000 http://gochanoi.com.vn/?p=944 Lần đầu với hồ Gươm :"> Mình sinh ra và lớn lên Hà Nội. Hồ Gươm tuy chỉ cách nhà 3km, nhưng vì mọi thứ như trường học, nơi mình vui chơi, ( hầu như  mình chỉ chơi game ở Lê Thanh Nghị), nên có những lúc, có người hỏi, Hồ Gươm ở đâu, mình ngơ ...

The post Lang thang bên Hồ Gươm appeared first on .

]]>
gochanoi.com.vn-lang-thang-ho-guom Lần đầu với hồ Gươm :"> Mình sinh ra và lớn lên Hà Nội. Hồ Gươm tuy chỉ cách nhà 3km, nhưng vì mọi thứ như trường học, nơi mình vui chơi, ( hầu như  mình chỉ chơi game ở Lê Thanh Nghị), nên có những lúc, có người hỏi, Hồ Gươm ở đâu, mình ngơ ngác trả lời:" Cháu không biết ạ" ! (ò.ó) Lên đến cấp 3, mình mới đi học xa nhà một chút, trên phố Phó Đức Chính, và 3 năm liền, mình đi ngang qua Hồ Gươm ... nhưng mình vẫn đi qua nó... tốc độ của 1 thằng cu đi học và thường xuyên dậy hơi bị muộn một chút nên cũng khá nhanh, nên chưa một lần dừng lại ... ngắm hồ. Và vào một buổi sáng, trời hửng nắng và ấm sau những đợt rét lạnh dã man của Hà Nội, mình quyết tâm dậy sớm, đi bộ 1 vòng quanh hồ, 1 mình, để thưởng thức cái đẹp mà đã rất nhiều lần mình bỏ qua ... Tuy nói thế nhưng cũng phải đến 9h sáng mình mới dậy được, lên đến bờ hồ cũng phải đến 9h30 Trời hôm đó se se lạnh và có nắng ấm, có gió và có lá cây ... ( hình như hôm nào cũng có ) Vừa đi sát vào hồ, một  đôi bạn trẻ người nước ngoài đang chụp ảnh cho nhau, mình lôi ngay con điện thoại samsung galaxy mini mới tậu ra, 3,2 megapixcel, cũng nét phết (khoe của trá hình :P ) chụp bọn họ, mình thật ghen tị với họ, ước gì mình được như họ     ........ Tiếp tục lang thang, do đang mải để í ngắm hồ, từ cây đi ra một bà cụ chống gậy, giật bắn mình @_@ (sr tưởng là ma >.Bà cầm gậy, đi, mặc dù hơi khó khăn, nhưng bà vẫn chống gậy đi rất đều, ngắm bà 1 lúc mình nghĩ bà đang đi một đoạn ngắn, chắc bà đang tập thể dục. :D Cố lên bà ơi !!!! :D Đến cái đoạn này, chà, gần trưa, đường vắng ghê, nhưng người đi bộ quanh đường thì thật "Phong phú và đa dạng" Cây gì đây ??? quên mất không chụp cao lên 1 chút, nhưng nhìn cái thân của nó thật hoành tráng, sùi sùi, bụng đang đói, khiến mình liên tưởng đến nhiều cái tỏi gà nhập vào với nhau quá xá aaaaaa (tâm hồn ăn uống thôi >. 1 đôi vợ chồng người nước ngoài với nhau, GATOOOOOOOOOOO nhìn họ đi với nhau mà thèm quá, về già mình cũng muốn như vậy ...   Phố trá gần trưa, cũng văng vắng nhỉ, cũng bắt đầu hơi đói đói rồi, quên ăn sáng mà ... :<   Ngồi 1 tí ở ghế đá ngắm hoa, tháp rùa rồi đi tiếp nhỉ ;;) Lần đầu tiên tiến đến gần chỗ này như vậy, nó là cái gì vậy @@, người HN mà không biết cái này là gì, cà rốt quá, phải ra tra google, ra nó là "Tháp Bút"  =)) Zoom tí nữa nè     Đến gần chợ Đồng Xuân rồi này, Cái mạn này hơi bị nặng mùi một chút, chắc do gần trạm xe buýt, các bạn đi qua đây nhớ cần khẩu trang Chài, cuối cùng cũng đến được nơi mình cần nhất trên hồ, đi bộ nửa vòng mỏi chân quá, làm 1 cái kem chanh bạc hà chết ai đâu khà khà ... Một kiếm chém bay cái ô tô nào :)) Mà chém rồi bẩn kiếm ăn thế nào, thôi măm, nhoàm nhằm .... :D Ôi trời, thấy 1 bạn nữ xinh xắn, ta tiến lại làm quen chứ hả ? đùa đấy :   Lâu không đi bộ, mỏi chân quá T___T, nghỉ chân lần thứ 2, bụng đói sôi ùng ục @_@ Xong xuôi rồi về thôi, ế ai kia quen quen, trời vẫn là bà lão ban nãy, bà đi khỏe quá :D ... đi có tẹo mà chân rã rời, chắc tại đi một mình >.  

The post Lang thang bên Hồ Gươm appeared first on .

]]>
http://gochanoi.com.vn/lang-thang-ben-ho-guom.html/feed 0