Lịch sử khu đô thị

Vào thế kỷ 15
Ảnh chụp những mái nhà của khu Phố cổ - Ảnh xưaKhu Phố cổ hay còn gọi là khu « 36 phố phường » nằm giữa khu Kinh thành và bờ sông Hồng. Vị trí lý tưởng cho việc thiết lập các hoạt động thương mại, các làng mạc vùng châu thổ đã xây dựng từ thế kỷ 15 những khu vực bán hàng trong mạng lưới các làng cổ. Những người làm chung một nghề tập trung lại một chỗ và lập ra một phường riêng. Vào thế kỷ 15, thành phố có 36 phường. Phần lớn các phố trong khu phố cổ đều là những nơi kinh doanh nhộn nhịp. Cơ cấu tổ chức xã hội và chính trị của phường phỏng theo hình thức làng truyền thống của quê hương những người dân đến lập nghiệp. Mỗi phường có các hoạt động riêng và ở dọc theo các bờ đê tạo thành các xóm có cửa đóng lại. Hiện nay người ta vẫn thấy những dấu vết thông qua tên phố mà mỗi phố sản xuất và bán một loại hàng. Mỗi phường đều có một ngôi đình và những đền riêng của mình.
Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19
1873Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, thành phố hình thành một mạng lưới chợ chuyên biệt. Ở phía Đông là khu dân chúng, khu phố buôn bán là nơi tập trung các phường thủ công. Tại đây họ sản xuất các mặt hàng cao cấp và việc kinh doanh hết sức thuận lợi và thịnh vượng. Ở phía Bắc và phía Tây là các làng thủ công sản xuất các hàng sử dụng thường nhật cũng như các làng nông nghiệp. Khu 36 phố phường đã phát triển trong một khu vực nằm giữa nhiều ao hồ. Phía Bắc là sông Tô Lịch, Phía Đông là sông Hồng và Phía nam là hồ Hoàn Kíêm. Chợ đầu tiên cũng như khu dân cư đầu tiên được hình thành giữa chỗ sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch làm cảng và có rất nhiều kênh rạch nhỏ nằm rải rác trong khu Phố cổ.
Vào thế kỷ 19
Ảnh chụp khu Phố cổ ngày xưaVào thế kỷ 19, mạng lưới đô thị được củng cố phát triển hơn và đến cuối thế kỷ 19, khu buôn bán này đã có được dáng vẻ riêng của mình với sự phát triển vào bên trong các ô phố. Khu Phố cổ bắt đầu được xây dựng. Cũng đến cuối thế kỷ này, kiểu xây dựng truyền thống Việt Nam hay Trung Quốc đã bắt đầu nhường chỗ cho kiểu kiến trúc thuộc địa Pháp. Đến những năm 50, kiểu hỗn hợp nghệ thuật-trang trí lại là nét chủ đạo được biết đến như một sự dung hoà của những toà nhà mới. Khu Phố cổ đang bị xuống cấp nhưng nó vẫn giữ được nguyên vẹn dáng vẻ mà chưa phải trải qua sự trùng tu nào đáng kể.
Ngày nay
Ảnh chụp Hà Nội từ trên không trung Khu Phố cổ chứa đựng một di sản đô thị phồn thịnh nhưng từ 15 năm nay nó chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và kiểu xây dày đặc không theo một phong cách nào. Vóc dáng đô thị của khu Phố cổ ngày xưa đồng đều và được xây dựng thấp (kiểu nhà một tầng hoặc hai tầng) còn ngày nay là kiểu xây dựng hỗn tạp, phát triển không theo một lối thống nhất. Hiện nay, nhận thức được giá trị của khu Phố cổ, thành phố Hà Nội đang đưa ra các biện pháp để quản lý việc trùng tu khu Phố cổ và nâng cao giá trị, cùng hoà nhịp với sự phát triển kinh tế xã hội của khu Phố cổ.

Kiểm tra

Menu Góc Hà Nội tháng 11 năm 2022

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *